0987.833.140 (7h30 - 21h30)

Bạn Đang Bối Rối Vì Chưa Biết Làm Cách Âm Cho Phòng Hát Karaoke???

Bạn có ý tưởng kinh doanh và dự định của bạn là sẽ mở một quán karaoke, thế nhưng bạn phân vân không biết làm thế nào để cách âm cho tốt tránh làm phiền xung quanh


Hoạc nhà ở của bạn quá gần nhà hàng xóm và bạn không muốn phiền hàng xóm bởi tiếng ồn của gian hat karaoke gia dinh


Nhưng phải làm thế nào đây???


Âm Thanh Việt Nam xin được tư vấn cho các bạn 2 cách làm tốt nhất dưới đây các bạn có thể tham khảo để làm theo nhé

 

Bạn Đang Bối Rối Vì Chưa Biết Làm Cách Âm Cho Phòng Hát Karaoke

Trước khi làm cách âm cho phòng hát chúng ta tìm hiểu sơ về nguyên tắc âm thanh trước nhá

Âm thanh truyền đi tốt nhất trong môi trường chất rắn, rồi đến chất lỏng, chất khí. Và trong môi trường chân không thì hoàn toàn không truyền đi được. Vì vậy, người ta thường dùng kính 2 lớp (ở giữa có một lớp chân không để cách âm). Loại này thích hợp đối với cửa sổ, cửa ra vào.

Còn đối với tường thì dùng 2 lớp vách ở giữa trống, hoặc lót các vật liệu dạng sợi, như sợi bông, sợi gai, (hồi xưa còn dùng sợi thủy tinh nhưng ngày nay không dùng vì không tốt cho sức khỏe). Cách khác là dùng mút xốp. Nói chung là cần có khoảng trống ở giữa các lớp vật liệu dạng mềm. Mục đích là để rung động âm thanh không có môi trường thích hợp để truyền đi mà thôi.

Cách cách âm thứ 1

phương pháp Cách cách âm phòng hát karaoke

Ảnh minh họa cho phương pháp Cách cách âm phòng hát karaoke thứ 1

Bạn chịu hẹp phòng lại mỗi chiều 20cm , ốp thêm 1 khung vách = thạch cao vào mỗi vách tường hiện có. Lớp vách thạch cao này cấu tạo = 1 hệ khung nhôm & bắt tấm thạch cao vào khung nhôm đó. Trước khi bắt tấm thạch cao vào khung thì mua mấy miếng mốp làm thùng đựng đá ( dày khoảng 3-5cm, bán ở khu ngã tư Bảy Hiền ) nhét vào giữa. Xong rồi sơn nước lại tấm thạch cao đó , đảm bảo chất lượng Nếu muốn cách âm bằng cách tạo khoảng trống giữa 2 bức tường như bạn lovelife nói trên thì với điều kiện khoảng trống đó phải thật kín, hút hết không khí ra để tạo ra môi trường chân không (theo khoa học thì âm thanh không thể truyền đi trong môi trường chân không).

Muốn làm điều này bạn phải xây dựng 2 lớp tường bằng kính chịu lực, khoảng trống giữa 2 bức tường khoảng 20-40 cm, bắn keo dán kính dọc mép khung để không khí không lọt vào sau đó dùng máy hút chân không hút sạch không khí giữa khoảng trống này ra. Chắc bạn cũng biết cách làm này là rất tốn kém, khó làm và ít có nhà thầu nào có đủ năng lực để làm hoàn thiện được, trừ những công trình lớn, quan trọng của quốc gia như phòng thí nghiệm vật lý nguyên tử...

Kết cấu hút âm trầm thường dùng, dễ làm có hệ số hút âm trầm khá cao(ở đây tính ở tầng số 125Hz). *Gỗ dán(ván ép)3lớp đục lổ ,đường kính lổ d=5mm.khoảng cách lổ D=40mm lớp kg khí l=10cm phía sau bịt vải nhét bông khoảng 8kg/m2dày 5mm ép chặt vào gổ dán.CÓ HỆ SỐ HÚT ÂM :0.673 *Gổ dán 3lớp trên sườn gỗ cách nhau 50.5cm cách tường 5cm nhét đầy bông khoảng 8kg/m2.có hệ số hút âm 0.367 *Tấm xơ ép đóng trên sườn gổ sườn ngang cách nhau 45cm sườn đứng cách nhau 50cm,lớp không khí 5cm.Có hệ số hút am 0.307. Có một cách khác dễ làm và kinh tế hơn, có thể đem đến hiệu quả cách âm, tiêu âm từ 90-95% đó là dùng các loại vật liệu tiêu âm ghép sát với nhau tạo thành nhiều lớp, âm thanh của bộ dàn hát karaoke phát ra sẽ bị triệt tiêu dần qua từng lớp.

Cách cách âm thứ 2

Ảnh minh họa cho phương pháp Cách cách âm phòng hát karaoke thứ 2

Ảnh minh họa cho phương pháp Cách cách âm phòng hát karaoke thứ 2

+ Cao su, bạn đóng sát vào vách tường, nên đóng kín trên tường và dư gấp mép 10cm xuống nền và 20 cm lên trần. Gấp mép xuống nền là để chống rung hệ thống vách xuống nền, Gấp cao su 20 cm lên trần là để đảm bảo bức vách của bạn được kín nhất.Cao su có tác dụng chống rung tường rất tốt.

+ Xốp là vật liệu nên đặt sát với cao su. Xốp có tác dụng chặn âm rất tốt. Khi để xốp ngay phí trước cao su sẽ làm tăng khả năng chống rung của cao su.

+ Sau lớp xốp là lớp Bông thủy tinh hoặc Rockwool. Hai loại vật liệu này có tác dụng thẩm thấu và triệt tiêu âm thanh trong vách cách âm. Rockwool tốt hơn và đắt hơn bông thủy tinh. Bạn nên dùng Rockwool tỷ trọng từ 50kg/m3 trở lên, nếu có thể về tài chính bạn nên sử dụng rockwool tỷ trọng 80kg/m3 hoặc 100kg/m3. Nếu bạn sử dụng bông thủy tinh...tối thiểu bạn phải dùng bông thủy tinh tỷ trọng 24kg/m3có một mặt bạc....lưuý không sử dung bông thủy tinh 12kg/m3 vì nó sẽ không có tác dụng.

+ Sau lớp Rockwool hoặc bông thủy tinh nên là 1 lớp nilon hoặc túi khí. nếu có điều kiện bạn hãy dùng túi khí (nó sẽ đắt hơn). Túi khí có tác dụng làm kín âm thanh...Bạn cứ hình dung sau khi thi công phòng hát của bạn sẽ được xem như đang nằm trong 1 túi bóng lớn...Nó còn có thêm tác dụng chống ẩm mốc cho phòng karaoke.

+ Ngoài cùng bề mặt cách âm là gỗ: Không nên dùng thạch cao...vì thạch cao không có tính chất bền vững và đương nhiên phòng hát của bạn sẽ ko bền....Gỗ thì bạn nên dùng gỗ Ép, loại càng dầy càng tốt. Đặc biệt không được dùng các loại gỗ như ( Gỗ MDF, Gỗ ván dăm...) vì các loại gỗ đó tính chất chịu ẩm rất kém và rất dễ cong vênh sau khi thi công.

+ Sau gỗ là các vật liệu trang trí và tiêu âm theo ý đồ của người thiết kế phòng karaoke...Như vậy là các bạn đã hoàn thành xong việc cách âm cho phòng hát của mình rồi đấy.

Yêu cầu về kỹ thuật sau khi hoàn thành cách âm cho phòng hát


- Việc cách âm phải chắn được âm thanh từ bên ngoài vào.
- Phòng cách âm cũng phải hút các âm thanh từ người ca sỹ hát ra và không cho nó bật trở lại mà sẽ được cho ra ngoài (bằng cách ngấm dần).


Trên đây là một vài thông tin nhỏ Âm Thanh Việt NamShop muốn chia sẻ đến các bạn. Cám ơn các bạn đã dành thời gian tham khảo bài đọc. Để hỗ trợ thêm về thiết bị âm thanh các bạn có thể gọi vào Hotline:0987.833.140 Âm Thanh Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc, mọi nơi. Để được trải nghiệm sản phẩm thực tế. Âm Thanh Việt Nam xin mời quý khách hàng đến trải nghiệm miễn phí dòng các dòng sản phẩm về âm thanh các bạn có thể ghé tại Âm Thanh Việt Nam ở địa chỉ: 207 tân phước, p6, q10 ; hoặc 105 trần quang khải, P. tân định, Q1;hoặc 178 lâm văn bềnh, P. tân quy, Q7 HCM


Có thể bạn quan tâm



Địa chỉ các Showroom