Kiến thức dây loa, dây điện, nguồn điện dùng cho âm thanh chuyên nghiệp, lựa chọn dây loa tốt phù hợp
- Dòng loa BMB CSE sắp có mặt tại Việt Nam
- Kiến thức dây loa, dây điện, nguồn điện dùng cho âm thanh chuyên nghiệp, lựa chọn dây loa tốt phù hợp
- Những lợi ích của việc hát karaoke mỗi ngày
Chào các bác.
Xin thiệu một bài viết của 1 thành viên tâm huyết,. mình thấy rất bổ ích nên chia sẻ với các bạn ! Chúc các bạn luôn khỏe và vui vẻ.
Trong phạm vi này em muốn anh em chi sẻ với nhau về dây điện nguồn và dây loa cho bộ âm thanh mình vẫn dùng.
Cùng thảo luận để xem lại bộ âm thanh của mình đã được đầu tư cho dây nguồn và dây loa đã thực sự đảm bảo chưa.
Trước hết em xin nói về dây điện nguồn
Thực ra vấn đề này ít được đề cập nhưng thực tế đi làm thì em lại thấy nó rất quan trọng cho hiệu quả âm thanh mang lại. nếu xét về mức độ cho phép thì em cũng chưa tìm được tiêu chuẩn ở đâu, vậy nên ta cứ đành tạm đưa ra một giá trị nào đó để tính toán vậy.
Tạm thời em đưa ra mức độ sụt tối thiểu cho hệ thống âm thanh không nhỏ hơn 5% điện áp danh định khi đầy tải
Công thức để tính tổn thất điện áp cơ bản là thế này:
Tổn thất điện áp nhỏ hơn hoặc bằng P.R/U
Trong đó:
P: công suất Program của hệ thống loa (tính bằng W)
R : điện trở của dây dẫn điện (tính bằng ôm)
U : điện áp danh định ( =220V nếu dùng điện 1 pha và = 380V nếu dùng điện 3 pha)
Có vài thông số điện trở của dây dẫn bằng đồng tiêu chuẩn để tham khảo đây ạ.
Tiết diện dây dẫn (mm2) —— Điện trở danh định ở 20 độ C (Ôm/100M)
1,5 ———————————————1,21
2,5 ——————————————— 0,74
4 ———————————————- 0,46
6 ———————————————- 0,31
10 ——————————————— 0,183
Ví dụ:
Dây nguồn của bạn dùng là 2x4mm2 dài 50m dùng ở điện 1 pha (giả thiết điện áp nguồn đủ 220V)
Dùng 2 cặp loa JBL SR4738 cho âm thanh của bạn thì:
P = 4800 W
R = 0,23 ôm
Vậy thì tính được mức độ sụt áp trên đoạn dây của bạn là 5V
Như vậy là hợp lý rồi.
Nhưng cực thay nguồn điện của ta quá kém, đôi khi điện áp đo được chỉ có 180V, thậm chí là 150V. Đôi khi bản thân dây điện nguồn cấp cho âm thanh của chúng ta lại quá bé, dẫn đến tổn thất điện áp trên dây điện nguồn cấp lại lớn hơn nhiều so với tổn thất trên dây điện nguồn của mình. Cái này thì các bác phải tìm nguồn điện khác thôi.
Nếu ở 180V thì pow có thể đóng được relay nguồn chứ ở 150V thì chắc là chịu
Các bác biết, nếu điện áp ở 180V thì hiệu năng của power sẽ giảm đi. Giảm đi bao nhiêu thì em không xác định được, nhưng tạm ước lượng nó sẽ giảm đi khoảng 30% công suất hệ thống.
Vấn đề dây loa.
Dây loa cũng như dây điện nguồn thôi các bác.
Một số bảng tra dây loa mà em được biết cũng chỉ mang tính chất tham khảo thôi.
Về nguyên tắc thì dây càng lớn và càng ngắn thì càng tốt, nhưng để tạm hợp lý thì em xin đưa ra cách chọn thế này.
Cũng trên nguyên tắc tạm thời tính tổn thất điện áp kia, ta sẽ chọn được dây loa hợp lý cho mình.
Tổn thất điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 3P.R/U và không lớn hơn 1,5V
Trong đó:
P: công suất những chiếc loa mà một dây mang tải (W)
R: điện trở dây loa (ôm)
U = 220V.
(Công thức trên áp dụng cho pow có điện áp danh định là 220V và dây loa là dây đồng cấp cho tải của loa là 4 ôm)
Ví dụ:
Dùng 12m dây đồng 2×2,5 cho 1 chiếc loa 4738 (công suất 1200W – 4 ôm program) thì sẽ tính được mức độ sụt áp trên dây dẫn là 1,42V (nhỏ hơn 1,5V => hợp lý)
Nếu dùng 20m dây ấy thì tính được sụt áp là 2,37V => không hợp lý.
Đối phó với nguồn điện
Việc đầu tiên trong lắp đặt âm thanh là khảo sát nguồn điện. Nếu các bác không chú ý tới nguồn điện thì chương trình có thể bị kém đi.
Việc khảo sát là những gì? Xin tạm thời em đưa ra mấy ý thế này:
– Kiểm tra tiết diện dây điện nguồn có hợp lý không. Nếu là dây đồng thì tối thiểu là gấp 1,5 lần dây điện nguồn của mình. Nếu là dây nhôm thì tối thiểu là gấp 3 lần dây nguồn của mình. Các bác làm âm thanh đám cưới cũng rất chú ý đến vấn đề này, trong điều kiện ấy thì tốt nhất nên lấy điện từ sau công tơ.
– Kiểm tra Chiều dài dây dẫn của nguồn đến (tính từ trạm biến áp đến nơi sử dụng) Nếu tiết diện dây dảm bảo nhưng dài quá thì cũng nên lường trước là nó bị yếu. Vì dây càng dài thì mức độ sụt áp càng lớn.
– Kiểm tra điện áp. Điện áp lưới điện phụ thuộc vào thời điểm sử dụng, thông thường những giờ cao điểm (ban ngày là khoảng từ 10h-11h30, buổi tối là khoảng từ 17h30-19h30) Khi rơi vào giờ cao điểm thì ở các vùng nông thôn thông thường điện rất yếu do đường dây dài và nhỏ. Đối với các vùng thành thị thì chiều dài tính từ trạm đến cuối đường dây cũng chỉ khoảng 300-400m là cùng, nhưng vùng nông thôn có thể đến 1000m.
Như vậy việc đối phó với nguồn điện là việc cần phải thực hiện nếu ước lượng thấy nguồn điện đến ta sẽ bị yếu.
Việc ước tính này ở những CT nhỏ khoảng 20.000W-Program (10.000W-RMS) chỉ nên theo kinh nghiệm thôi, chứ tính toán chi mệt đầu. Một số CT lớn thì việc tính toán và ước lượng không thể bỏ qua được.
Tác giả : Pro Skp thân ái
Tag: Tôi cảm thấy vui khi giúp mẹ tôi hết buồn với dàn karaoke gia đình, Sự phát triển của Karaoke online, Dịch vụ tư vấn, cung cấp, lắp đặt âm thanh hội trường tại Âm Thanh Việt Nam, Dòng loa BMB CSE sắp có mặt tại Việt Nam, Kiến thức dây loa, dây điện, nguồn điện dùng cho âm thanh chuyên nghiệp, lựa chọn dây loa tốt phù hợp, Triển lãm âm thanh tiền tỷ ở Sài Gòn, Chính sách vận chuyển, Đầu Vina KTV V6++ đầu karaoke màn hình cảm ứng hiện đại sang trọng, Những lợi ích của việc hát karaoke mỗi ngày, Khắc phục đĩa xước dễ làm hiểu quả cao,