Bí Quyết Để Tránh Hư Hỏng Khi Sử Dụng Dàn Hát Karaoke
- Đánh giá Micro Không Dây Shure U920 Cho Giọng Hát Nhẹ Nhàng Trung Thực
- Đánh giá Đầu Hát Karaoke Gia Đình ACNOS SK9008W Công Nghệ Đỉnh Cao Của Hãng ACNOS
- Bí quyết để chọn được một micro karaoke không dây tốt cho gia đình
KHI SỬ DỤNG DÁN HÁT KARAOKE MÀ BỊ HƯ HỎNG HOÀI THÌ THẬT LÀ ĐIÊN ĐẦU ĐÚNG KHÔNG NÀO CÁC BẠN???
NHƯNG DÀN HÁT KARAOKE HƯ HỎNG NHIỀU KHI LÀ DO CÁCH SỬ DỤNG CỦA BẠN CHƯA ĐÚNG
HÃY KIỂM TRA NHỮNG VIỆC LÀM SAU ĐÂY XEM BẠN ĐÃ LÀM ĐÚNG CHƯA ĐỂ BỘ DÀN HÁT CỦA MÌNH LUÔN TRONG TÌNH TRANG TỐT ĐẸP HÉ
Cách Sử các thiết bị âm thanh karaoke đúng cách
Cách Sử các thiết bị âm thanh karaoke đúng cách
- Hãy luôn tuân thủ nguyên tắc mở từ trên xuống và tắt từ dưới lên cho bộ dàn hát karaoke. Khi mở thì hãy mở nút Power cuối cùng còn khi tắt thì ngược lại. Đặc biệt, hãy tránh rút giắc, chạm dây, rơi mic,…gây ra những tiếng động lớn khi hệ thống âm thanh karaoke kinh doanh của bạn đang hoạt động, vì điều này sẽ phá hỏng loa của bạn khi sử dụng loa, dù kích thước lớn hay nhỏ bạn hãy cẩn thận, đừng bao giờ làm rơi, làm đổ hay khiến loa bị lắc quá mạnh. Điều này sẽ giúp hạn chế các nguy cơ cháy loa hay sốc điện nếu loa gặp sự cố.
- Khi sử dụng hãy luôn chú ý đến công suất của loa, không dùng quá công suất để tránh loa bị hư hay giảm chất lượng.
- Khi có sự cố hãy gọi bảo hành hay kỹ thuật viên ở nơi bạn mua loa, không tự ý sửa loa để tránh nguy cơ điện giật hoặc chấn thương.
- Hãy chú ý đến vị trí đặt loa, không để loa ở nơi mà nước dễ rơi vào, không để ở nơi ẩm ướt hay nước dễ thấm qua để tránh bị điện giật hay cháy loa nếu loa bị ướt.
- Không để cốc nước hay bình đựng chất lỏng ở trên loa vì có thể làm đổ nước dẫn đến cháy loa hoặc điện giật.
- Không để loa karaoke kinh doanh của bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay ánh sáng mạnh, gần nguồn nhiệt, đèn tụ,…vì có thể gây cháy hoặc điện giật.
- Hãy chú ý không để vật nặng lên loa hay ngồi lên loa vì có thể gây biến dạng loa, điện giật.
- Khi vệ sinh loa, chỉ nên dùng khăn mềm lau bên ngoài sau khi đã ngắt nguồn điện, tuyệt đối không dùng cồn hay hóa chất để tẩy, rửa, lau loa vì chúng có thể khiến loa bị phai màu hoặc biến dạng.
- Không để micro karaoke bị hú: Nếu bạn thường xuyên để mic bị hú thì loa của bạn sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, nếu điều này càng diễn ra nhiều thì loa càng dễ bị hỏng.
- Chia crossover thích hợp: Mid, treble quá thấp hoặc để amply tải loa treble quá lớn cũng khiến loa bị hư. Hãy nhớ luôn kiemer tra thông số kỹ thuật của loa trước khi chia crossover.
- Hệ thống loa phải đủ công suất: Nếu bạn để hệ thống loa làm việc quá tải như kiểu mang 2 cặp loa ra sân vận động 20000 người biểu diễn thì đừng hỏi vì sao loa của bạn nhanh hỏng. Thêm nữa cũng đừng bao giờ để 1 amply tải nhiều loa vì loa sẽ nhanh chóng bị cháy.
- Đấu nối cẩn thận, tách bạch, tránh làm ngắn mạch
- Không để công suất của ampli nhỏ hơn công suất của loa: Nhiều khách hàng thường chủ quan trong việc lựa chọn, gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng âm thanh karaoke chuyên nghiệp cũng như tuổi thọ của thiết bị, nhẹ thì âm thanh bị méo khi phát ra từ loa, nặng hơn là cháy loa. Khi ampli có công suất không đủ trong việc tải loa, tín hiệu của ampli gửi đến loa thường xuyên xuất hiện trạng thái clipping (bị xén đỉnh), màng loa co dãn không tốt gây hiện tượng méo tiếng, cứ dãn ra và không co lại, lâu ngày cone loa sẽ nóng và có thể cháy. Nên chọn ampli có công suất tối thiểu bằng công suất RMS của loa (trên cùng 1 mức trở kháng). Nếu công suất ampli lớn hơn nhiều so với công suất của loa, trong lúc hoạt động bạn phải điều chỉnh âm lượng theo công suất của loa để loa không bị cháy.
Tổng trở kháng của loa phải phù hợp với trở kháng ra của ampli
Không nên để ampli của bạn tải quá nhiều loa karaoke, trừ khi ampli của bạn có công suất lớn và trở kháng nhỏ. Trở kháng của hệ thống loa phải phù hợp với tải của ampli.
Trở kháng trong kết nối nối tiếp là:
Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +... + R(n)
Trở kháng trong kết nối song song là:
1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R(n)
Do đó, khi ghép nối tiếp hoặc song song thì cần xét đến trở kháng, tổng trở kháng của loa phải phù hợp với trở kháng ra của ampli. Ví dụ: đối với ampli karaoke có thể tải được 4 ohm đến 16 ohm, điều đó có nghĩa là bạn có thể đấu nối để cho tổng trở của loa nằm trong khoảng 4 ohm đến 16 ohm (với điều kiện công suất ampli lớn hơn tổng công suất của loa).
Lưu ý: Không nên ghép các cặp loa có trở kháng khác nhau.
Cách bảo quản các thiết bị âm thanh karaoke đúng cách
Cách bảo quản các thiết bị âm thanh karaoke đúng cách
- Để hệ thống karaoke hoạt động tốt thì không nên để bộ dàn karaoke hoạt động trong môi trường quá nóng
- Chú ý tác động của ánh sáng tới hệ thống loa
- Tránh sử dụng các thiết bị trong môi trường ẩm ướt
- Bảo quản, vệ sinh các thiết bị không để bụi bẩn
Trên đây là một vài thông tin nhỏ Âm Thanh Việt NamShop muốn chia sẻ đến các bạn. Cám ơn các bạn đã dành thời gian tham khảo bài đọc. Để hỗ trợ thêm về âm thanh karaoke các bạn có thể gọi vào Hotline:0987.833.140 Âm Thanh Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc, mọi nơi. Để được trải nghiệm sản phẩm thực tế. Âm Thanh Việt Nam xin mời quý khách hàng đến trải nghiệm miễn phí dòng các dòng sản phẩm về âm thanh các bạn có thể ghé tại Âm Thanh Việt Nam ở địa chỉ: 207 tân phước, p6, q10 ; hoặc 105 trần quang khải, P. tân định, Q1;hoặc 178 lâm văn bền, P. tân quy, Q7 HCM
Tag: Kiến thức dây loa, dây điện, nguồn điện dùng cho âm thanh chuyên nghiệp, lựa chọn dây loa tốt phù hợp, Khắc phục đĩa xước dễ làm hiểu quả cao, Sự phát triển của Karaoke online, Triển lãm âm thanh tiền tỷ ở Sài Gòn, Dịch vụ tư vấn, cung cấp, lắp đặt âm thanh hội trường tại Âm Thanh Việt Nam, Chính sách vận chuyển, Những lợi ích của việc hát karaoke mỗi ngày, Đầu Vina KTV V6++ đầu karaoke màn hình cảm ứng hiện đại sang trọng, Tôi cảm thấy vui khi giúp mẹ tôi hết buồn với dàn karaoke gia đình, Dòng loa BMB CSE sắp có mặt tại Việt Nam,