Luyện Tập Cách Lấy Hơi Để Giọng Hát Hay Hơn Khi Hát Karaoke
- Đánh giá Micro Không Dây Cài Áo WM-5320 Công Nghệ Đỉnh Cao Của Chất Lượng
- Cách Tố Yếu Cần Quan Tâm Khi Bạn Đi Mua Dây Dẫn Cho Dàn Karaoke Của Mình
- [Reivew] Giải Pháp Cho Karaoke Gia Đình Với Micro Không Dây Loại Tốt Shure UR23D
Tất nhiên, điều đầu tiên để hát karaoke hay mà bạn không thể bỏ qua đó là chọn cho mình một dàn karaoke chuyên nghiệp và tham khảo thêm cách điều chỉnh thiết bị âm thanh chính xác để hát hay hơn!
1. Những lưu ý cần tránh trước khi tập lấy hơi để hát karaoke
- Khi lấy hơi
- Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.
- Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực … tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc.
- Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ …
- Không nên nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được.
- Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi : Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm.
- Khi đẩy hơi
- Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao, đành rằng có tốn nhiều hơi hơn hát dấu trầm (vì thanh đới không khép kín hoàn toàn khi hát dấu cao), nhưng nếu quá mạnh, sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc.
- Không nên phí phạm hơi thở, phải biết điều chế hơi thở sao cho phù hợp với tính cách của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối câu. Điều chế hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, còn lồng ngực vẫn căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn liên tục, đầy đặn.
Tập lấy hơi để hát karaoke
2. Luyện tập để giọng hát khỏe và hay hơn khi hát
a. Tập lấy hơi
- Khẩu hình hé mở để lấy hơi vừa bằng mũi vừa bằng miệng.
- Lấy hơi sâu vào tận đáy phổi bằng cách hạ hoành cách mô xuống, làm cho bụng và sườn căng ra.
- Đồng thời trương lồng ngực mà vẫn căng bụng để hơi tiếp tục vào đầy cả phần trên của hai lá phổi.
- Nén hơi trong giây lát.
- Rồi thở ra từ từ bằng miệng, điều chế làn hơi sao cho đều.
Cấu tạo vòm họng
b. Tập xì
- Khẩu hình mở theo âm “i” để lấy hơi như trên.
- Lấy hơi nhanh vào sâu tận đáy phổi (hạ hoành cách mô, bụng hơi căng).
- Và trương lồng ngực để hơi tiếp tục vào phần trên của hai lá phổi.
- Nén hơi trong giây lát.
- Xì hơi ra từ từ nhẹ nhàng, bằng cách đặt đầu lưỡi đụng giữa hai hàm răng khít. Điều chế làn hơi ra thật đều với tiếng xì nhẹ nhẹ từ 30 giây trở lên. Khi thấy gần hết hơi, thì xì thật mạnh một cái cuối cùng bằng cách ép bụng vào để đẩy hơi ra cho mạnh.
c. Tập thổi bụi
Cách chuẩn bị giống như tập xì : Sau khi nén hơi, thì môi chúm lại và cho hơi ra giống như ta thổi bụi trên bàn.
Chú ý: thổi hơi ra thật nhẹ nhàng và đều đặn, dùng bàn tay, đặt cách miệng một gang, để kiểm tra xem làn hơi ra có đều không. Làn hơi ra cho cảm giác mát ở tay. Lấy hơi một lần có thể “thổi bụi” trên 45 giây, nếu được càng lâu càng tốt.
Khi đã quen với thổi bụi đều đặn, nhẹ nhàng thì sẽ tập “thổi giấy”, cầm tờ giấy cách xa miệng 20 – 30 cm và thổi vào một góc giấy, gắng điều chế làn hơi sao cho tờ giấy luôn luôn giữ một vị trí cố định nào đó. Lúc đầu thổi nhẹ, càng ngày càng tập để thổi cho tờ giấy nâng cao góc hơn.
d. Một số phương pháp hít thở
Trong sinh hoạt bình thường, con người thở một cách tự nhiên với sự tham gia của lồng ngực và hoành cách mô. Trong ca hát, chúng ta cũng thở nhưng với sự tham gia chủ động và tích cực hơn của các cơ năng đó. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kỹ thuật hơi thở, người ta đúc kết lại một số kiểu thở, tuỳ theo người ta nhấn mạnh đến sự tham gia của ngực hay của hoành cách mô hoặc cả ngực cả hoành cách mô.
Luyên tập để hát karaoke hay hơn
- Kiểu thở ngực: Chỉ có phần ngực trên hoạt động tích cực, nên hơi vào ít, có thể dùng để hát những bài hát nhẹ nhàng, không có cao trào, câu nhạc ngắn.
- Kiểu thở bụng: Chỉ có bụng phình ra do hoành cách mô hạ xuống, các cơ bụng dưới hoạt động tích cực hỗå trợ cho hoành cách mô
- Kiểu thở bụng kết hợp với ngực: Hoành cách mô hạ xuống (làm bụng hơi phình ra), các xương sườn cụt giương lên, ngực dưới căng ra, trong lúc ngực trên trương lên. Các hoạt động này kế tiếp nhau rất nhanh theo thứ tự : Hoành cách mô (bụng trên) + xương sườn cụt + ngực dưới + ngực trên. Nói cho gọn lại, gồm hai động tác : phình bụng (do hoành cách mô hạ xuống và sườn giương lên) và trương lồng ngực (ngực dưới căng ra, giữ nguyên độ căng và chuyển lên ngực trên). Lấy hơi theo thứ tự đó thì làn hơi vào sâu đáy phổi, vừa lan toả ra đều khắp hai bên trái và phải, lượng hơi vào được tối đa.
Trong hơi thở bình thường, cũng như hơi thở thanh nhạc, ta thấy có hai động tác ngược chiều nhau, đó là hít vào và thở ra. Trong ca hát, phải tập để hít hơi vào (còn gọi là lấy hơi) làm sao cho đủ lượng hơi cần thiết cho từng câu hát dài ngắn, mạnh nhẹ, cao thấp khác nhau. Đồng thời cũng phải tập thở ra (còn gọi là đẩy hơi) sao cho làn hơi được phù hợp với mọi tình huống của câu hát. Nói cách khác là tập điều chế hơi thở cho tốt, tuỳ theo sắc thái cường độ, cao độ, trường độ của âm thanh. Sau đây là một số yêu cầu chung cho hai hoạt động nói trên cho cách hát karaoke hay:
- Lấy hơi (hít hơi)
- Cần phải nhẹ nhàng và hít vào mau lẹ bằng mũi và bằng miệng (như vậy làn hơi mới vào sâu trong phổi được)
- Nén hơi vài giây trước khi hát và cố gắng giữ lồng ngực căng trong suốt câu hát.
- Đẩy hơi (điều chế làn hơi)
- Đưa hơi thở ra chính xác cùng lúc với hoạt động của thanh đới, không sớm, không muộn. Nếu sớm quá (sur la glotte) âm thanh nghe cứng cỏi vì thanh đới căng ra trước khi làn hơi tới. Nếu muộn quá (sur le souffle), âm thanh nghe không rõ, mà lại tốn hơi, vì làn hơi ra trước khi thanh đới rung.
- Đưa hơi ra đều đặn, không đứt quãng, không quá căng. Khi phải hát những bước nhảy (từ quãng 4 trở lên), nên có tác động ép bụng cách mềm mại để âm thanh phát ra đúng cao độ và âm vang đầy đặn. Tạo cảm giác như điểm tựa của làn hơi ở vùng xương chậu : làn hơi như được đẩy lên nhờ tựa vào vùng xương chậu. Các cơ bụng dưới hơi căng, tạo thành chỗ dựa vững chắc cho làn hơi phóng lên.
Xem thêm:
- Tư vấn Bộ Karaoke Hay Với Mức Giá 20-25 Triệu
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Lựa Chọn Ampli Tốt Cho Bộ Dàn Hát Karaoke
Tag: Đầu Vina KTV V6++ đầu karaoke màn hình cảm ứng hiện đại sang trọng, Những lợi ích của việc hát karaoke mỗi ngày, Sự phát triển của Karaoke online, Kiến thức dây loa, dây điện, nguồn điện dùng cho âm thanh chuyên nghiệp, lựa chọn dây loa tốt phù hợp, Tôi cảm thấy vui khi giúp mẹ tôi hết buồn với dàn karaoke gia đình, Chính sách vận chuyển, Khắc phục đĩa xước dễ làm hiểu quả cao, Dịch vụ tư vấn, cung cấp, lắp đặt âm thanh hội trường tại Âm Thanh Việt Nam, Dòng loa BMB CSE sắp có mặt tại Việt Nam, Triển lãm âm thanh tiền tỷ ở Sài Gòn,