0987.833.140 (7h30 - 21h30)

Nếu Bạn Muốn Có Một Phòng Karaoke Tiêu Chuẩn Thì Đừng Bỏ Qua Topic Này

CÓ MỘT SỰ PHŨ KHÔNG HỀ NHẸ

CÂU CHUYỆN VỀ DÀN KARAOKE CỦA HAI NHÀ HÀNG XÓM

Chuyện xảy ra trong một ngày hè oi ả, thì hai người bạn hàng xóm rủ nhau về nhà ăn nhậu và hát karaoke, thì anh long chủ nhà mở dàn karaoke để hai anh em hát cho nó xôm, không ngờ dàn karaoke hay quá khiến anh bình cảm thấy cầm lòng không đặng, Mê quá, hôm sau anh bình quyết định  mang tiển ra tiệm bán dàn karaoke, mà đúng tiệm anh long mua dàn karaoke trước đó, mua một bộ y chang, trước khi mang về nhà thì anh bình cũng hát thử và cảm thấy rất hài lòng, sau khi hàng được chở về nhà anh bình hứng khởi rủ bạn về nhà nhậu và ca hát, luôn tiện rửa bộ dàn mới mua nhưng, sự thật phũ quá, dàn karaoke mang về nhà sao lại không hay như dàn nhà anh long hàng xóm và dàn đã thử tại quán??? Suy nghĩ, gãi đầu mãi, anh bình đến nay đã hói cái đầu vì lý do vò đầu bứt tóc quá trăm lần trong một ngày...

Qua câu chuyện này Âm Thanh Việt Nam muốn gửi gắm đến các bạn là: lắp đặt dàn karaoke cũng góp một phần rất quan trọng để tạo nên một dàn karaoke gia đình hay 

Lắp đặt một hệ thống karaoke hay luôn là một trong những quan tâm hàng đầu của những ai đang muốn mở phòng hát karaoke, hay lắp đặt phòng hát karaoke cho gia đình, Đây là một sự khác biệt rất lớn bởi, Hai dàn karaoke giống nhau từ thiết bị nhưng một dàn được lắp đặt đúng kỹ thuật và một dàn chỉ lắp đại thì bạn sẽ nghe 2 âm thanh có một sự khác biệt rất lớn, chính vì vậy dàn âm thanh khi bạn thử trong phòng âm thanh thiết kế chuẩn để hát karaoke thì rất hay nhưng mang về nhà mà lắp đặt không đúng cách thì hát rất dở. Để khắc phục được điều này bạn cần làm: 

Điều 1: Hạn chế tối đa rung chấn ảnh hưởng đến thiết bị nguồn phát

Trong lĩnh vực karaoke...Âm thanh là yếu tố quan trọng nhất của phòng hát. Người dùng nên bố trí loa càng xa các thiết bị nguồn càng tốt vì những thiết bị như đầu CD, DVD, đầu đĩa than vốn rất “nhạy cảm” với rung động.

Bố trí loa trong dàn karaoke xa các thiết bị nguồn

Bố trí loa trong dàn karaoke xa các thiết bị nguồn  

Khi loa đặt quá gần, sóng âm vô hình tạo thành những ngoại chấn ảnh hưởng đến sự chuyển động của mâm quay, mắt đọc, làm thay đổi sắc âm, gây méo tiếng.

Điều 2: Thiết kế chỗ ngồi hợp lý để có được chất lượng âm thanh tốt nhất

Vị trí nghe tốt nhất trong phòng là nơi mà cường độ tín hiệu âm thanh từ loa đến tai bạn mạnh hơn (hoặc ít nhất là bằng) những sóng âm phản hồi từ trần, tường và sàn.

Thiết kế chỗ ngồi hợp lý để có được chất lượng âm thanh tốt nhất

Thiết kế chỗ ngồi hợp lý để có được chất lượng âm thanh tốt nhất

Vậy nên bạn có thể di chuyển vị trí ngồi đến gần loa hơn vì khi tai bạn có thể tiếp nhận đúng phân lượng giữa âm thanh trực tiếp và gián tiếp (phản hồi), lúc đó, hình âm hay không gian trình diễn sẽ được thể hiện chính xác theo đúng bản thu.

Điều 3: Tránh xa những bức tường

Các bức tường, góc nhà gầm cầu thang là những vị trí sẽ tạo nên sự tăng cường bass, gây méo tiếng. bạn không nên ngồi quá gần tường sau và cách tường bên khoảng cách tốt thiểu là một mét. Nếu ngồi gần tường, tai bạn sẽ nhận toàn những sóng phản hồi từ các bức tường, làm mất tính trung thực của âm thanh.

Phòng karaoke tiêu chuẩn

Phòng karaoke tiêu chuẩn

Điều 4: Tránh cộng hưởng phòng nghe

Mỗi loa trong hệ thống dàn karaoke kinh doanh và gia đình có thể gây nên sự cộng hưởng trùng với cộng hưởng phòng nghe gây nhiễu âm. Để tối ưu hóa, bạn nên hướng mặt loa vào vị trí ngồi nghe thành hình tam giác với một góc 15 độ (so với trục song song tường bên), điều này giúp giảm thiểu hiện tượng cộng hưởng phòng, đặc biệt là đối với phòng nghe có quá nhiều tiếng bass (bị dội bass). Trong trường hợp âm dội vẫn còn, bạn có thể nâng góc lao lên khoảng 20 độ.

Vị trí đặt loa tốt của bộ dàn karaoke trong phòng hát

Vị trí đặt loa tốt của bộ dàn karaoke trong phòng hát

Điều 5: Sử dụng vật liệu tiêu âm phòng nghe

Để giảm thiểu cộng hưởng phòng và sự méo tiếng do sóng âm phản hồi, bạn có thể sử dụng thêm các vật liệu tiêu âm. Không nên để trống hai bên tường, thay vào đó, bạn có thể dùng kệ sách, kệ đĩa hoặc gia công các hộp tán âm bằng gỗ. Lót thảm, dùng thêm màn hoặc sử dụng mousse cách âm dán lên tường và trần.

vật liệu tiêu âm phòng nghe

vật liệu tiêu âm phòng nghe

Điều 6: Kiểm tra độ cộng hưởng của phòng

Cách đơn giản nhất để kiểm tra mức độ tiêu âm phòng nghe là vỗ tay. Nếu tiếng vang kéo dài thì có nghĩa là phòng tiêu âm chưa tốt.

Hãy đo lại khoảng cách từ vị trí ngồi nghe đến hai loa để đạt được hiệu quả trình diễn stereo và không gian sân khấu tốt nhất – khoảng cách này phải bằng nhau.

Kiểm tra độ cộng hưởng của phòng

Kiểm tra độ cộng hưởng của phòng

Điều 7: Không đặt loa song song với cạnh tường

Cách này rất dễ gây cộng hưởng phòng. Các chuyên gia khi test thông số kỹ thuật của loa (dải tần, độ nhạy…) đều hướng loa ở một góc 15 độ vào micro test thì không có lý do gì để không tuân theo quy tắc này.

Không đặt loa song song với cạnh tường

Không đặt loa song song với cạnh tường

Điều 8: Giảm trầm ở loa có thiết kế bass refle, lỗ hơi phía sau

Đối với loa có thiết kế bass reflex lỗ hơi phía sau, nếu sau khi thực hiện các nguyên tắc trên mà bass vẫn bị dư thì bạn có thể sử dụng một tấm vải cũ, hoặc mousse xốp chèn vào lỗ hơi. Làm như vậy bạn sẽ giảm được khoảng từ 30 đến 50 Hz cộng hưởng của thùng lo.

Trên đây là những cách để có một phòng karaoke âm thanh chuẩn, chúc các bạn sẽ thực hiện thành công

Xem thêm:

Nên Hay Không Lắp Loa Sub Cho Dàn Karaoke

Lưu Ý Gì Để Sở Hữu Dàn Karaoke Gia Đình Chuẩn


Có thể bạn quan tâm



Địa chỉ các Showroom