0987.833.140 (7h30 - 21h30)

Nguyên Nhân Khiến Bộ Dàn Karaoke Phát Ra Âm Thanh Khó Chịu Và Cách Khắc Phục

Dàn karaoke là thiết bị rất quan trọng trong việc giải trí cùng gia đình, Thật là khó chịu khi hát mà âm thanh phát ra từ bộ dàn karaoke là những tiếng ù ù, hú rít vô cùng khó nghe, choáng tai, nhức óc. Nếu đang mệt mỏi muốn ca hát cho bớt căng thẳng lại gặp phải tình huống này thì càng khiến bạn thêm bực mình. Bạn yên tâm, Âm Thanh Việt Nam sẽ tư vấn giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục dàn âm thanh khi bị những tiếng khó chịu như vậy để đưa âm nhạc đích thức trở lại với bạn và gia đình bạn với những bước kiểm tra trên các thiết bị sau trong bộ dàn hát sau nhé

Nguyên Nhân Khiến Bộ Dàn Karaoke Phát Ra Âm Thanh Khó Chịu Và Cách Khắc Phục

1/Kiểm tra micro

Thiếu Công Suất: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hú rít vì bản chất gây ra vấn đề hú rít là do thiếu chứ không phải là thừa, đây là việc có thể xảy ra với bất kì loại micro nào, từ loại thường cho đến micro không dây cao cấp.

Kiểm tra micro

Kiểm tra micro khi dàn karaoke bị hú

Thiếu công suất vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau tuy nhiên đều đem lại một kết quả là chương trình sẽ dễ có lỗi và âm thanh không đủ hoặc không hay
Thiếu công suất sẽ dẫn đến: Âm lượng không đủ cho nhu cầu sử dụng cao cửa người tiêu dùng. Khi không còn headroom dự trữ thì việc bị clip trên những thiết bị phía sau sẽ xảy ra và âm thanh không đẹp mà sẽ bị méo, nát dẫn đến tình trạng hú. Khi nâng dần hệ thống lớn hơn mức cho phép để tăng âm lượng nhất là thiết bị đầu vào như micro thì việc dẫn đến hú gần như là tất yếu vì lúc này ta tăng độ nhạy của micro và việc nó bắt được tiếng của chính nó được phát ra từ loa sẽ dễ hơn nhiều so với mức gain tiêu chuẩn dẫn đến hú (kể cả đứng sau loa). EQ lúc này gần như hết tác dụng vì hệ thống đã phát hết công suất thì tất cả mọi dải tần đều có thể gây hú.Nhưng theo nghiên cứu, những người có kinh nghiệm cho thấy rằng, mất cân bằng đáp tuyến tần số của bộ âm thanh + môi trường biểu diễn cũng là một nguyên nhân trực tiếp, thiếu công suất chỉ là hệ quả của nguyên nhân này thôi vì vậy bạn nên chặn đường hồi tiếp bằng cách đặt micro và loa xa nhau hoặc tránh hướng bắt của micro.

  • Giảm nhỏ âm lượng hoặc tắt luôn.

  • Giảm tần số hồi tiếp bằng cách giảm echo.

  • Giảm tần số gây hú bằng EQ, đây là cách tốt nhất, nhưng phải được luyện tập.

  • Tăng thêm công suất và loa cho hệ thống.

  • Và cuối cùng là việc tuân theo một số nguyên tắc khi lắp đặt loa trong dàn karaoke gia đình: Đặt loa làm sao cho mặt loa không hướng vào hướng bắt âm thanh của micro như đặt micro sau loa (luôn là ưu tiên đầu) hoặc đặt mặt loa hướng về đuôi của micro (như trường hợp loa kiểm tra)

2/Kiểm tra loa

Kiểm tra loa cho dàn karaoke

Kiểm tra loa cho dàn karaoke

1. Giắc loa đã quá cũ, dây tín hiệu bị đứt hoặc ô xi hóa cần phải thay thế lỗi cơ bản mọi người ít để ý, bạn nên để ý để thay giắc khi đã quá cũ cho dàn karaoke gia đình mình nhé

2. Năng lượng âm phát ra lớn không kịp tản ra xung quanh khiến loa bị rú, hay hai micro để hú dài.

3. Cố sử dụng loa khi gặp sự cố gây lên quá công suất loa lúc to, lúc nhỏ khiến loa bị rè. Chúng ta phải ngừng sử dụng kiểm tra bảo dưỡng.

4. Amply karaoke bị quá tải. Thường thì người dùng ko đánh giá được mức độ công suất amply khiến loa bị rè, bạn nên kiểm tra và phối ghép lại cho phù hợp.

5. Chia crossover không phù hợp cho tần số mid, trble quá thấp hoặc amply tải loa treble quá lớn, nếu bạn không biết điều này có thể nhờ các chuyên gia âm thanh từ các cửa hàng điện máy tư vấn giúp bạn nhé.

6. Để xảy ra tiếng nổ lớn đột ngột, điều này sẽ ảnh hướng tới chất lượng loa cần tránh rút giắc cắm nhạc đột ngột và cắm đột ngột khi loa âm lượng vẫn lớn. Các bạn lên tắt hết âm lượng rồi mới rút giắc cắm và ngược lại khi mở.
7. Dùng hết công suất Amply không đủ thỏa mãn của quý khách cũng dân đến ảnh hưởng màng loa. Các bạn chọn công suất amply phù hợp với mình.

3/Kiểm tra amply 

Kiểm tra amply cho dàn karaoke

Kiểm tra amply cho dàn karaoke

Những nguyên nhân sau đây về âmpli gây ảnh hưởng đến loa khiến cho bộ dàn âm thanh bị ù bạn không nên bỏ qua khi kiểm tra và khắc phục ngay nhé

  • Do bạn đặt amply ở nơi có nhiều từ trường, hãy chuyển amply ra chỗ điện sạch, gần đồng hồ điện.
  • Dây loa xa làm tăng trở kháng và suy hao tín hiệu âm thanh.
  • Tìm chỗ nối đất cho amply chưa tốt
  • Bật điện lên dùng bút thử điện đo vào ốc bên hông máy xem có sáng không, nếu sáng thì đảo đầu chuôi cắm điện cho AMP.
  • Mở máy nghe tiếng tăng phô nguồn máy có ù hay rít gì không ?? nếu tăng phô có tiếng ù nhỏ nhỏ thì nó gây ra đó.
  • Nếu tăng phô nguồn ngon lành thì còn
  • Diot nắn nguồn

+ Tụ lọc nguồn
+ Mạch âm sắc (tone)
+ Mạch công suất
+ Đứt mass trên dây tín hiệu bên trong AMP hoặc tiếp xúc xấu.

Xem thêm:

  • Bạn Có Nghĩ Rằng Việc Hư Hỏng Thường Xuyên Ở Dàn Karaoke Gia Đình Là Do Mình Không?
  • Cách Sắp Xếp Thiết Bị Dàn Âm Thanh Trong Phòng Karaoke


Có thể bạn quan tâm



Địa chỉ các Showroom