0987.833.140 (7h30 - 21h30)

Những bí quyết giúp bạn có giọng hát karaoke hay

Để hát karaoke hay dựa vào rất nhiều yếu tố, ngoài việc sắm cho mình một bộ dàn karaoke chất lượng, cách bố trí loa trong phòng hát thì chất giọng cũng là một yếu tố rất quan trọng. Bạn có giọng hát không hay lắm, thậm chí, bạn hát lạc tông với bạn bè. Vậy, làm sao để có thể tự tin “giành” micro với bạn bè trong những buổi đi karaoke chung với lớp đây? Âm Thanh Việt Nam sẽ mách bạn một số bí kíp nhỏ sau:

Chọn bài phù hợp với tông giọng của mình.

Hãy chọn những bài hát phù hợp với tông giọng của mình. Nếu không lên cao được đừng ham hố nhạc của những ca sĩ có chất giọng cao như: Tuấn Hưng, Đàm Vĩnh Hưng, Bằng Kiều. Mà bạn hãy nên chọn Quang Dũng, Phan Đinh Tùng cho dễ hát.  Nếu là người sở hữu giọng không khỏe, thì bạn cũng đừng chọn những bài vốn là hit của Phương Thanh hay Mỹ Tâm nhé. Chọn đúng bài hát, chất giọng, dòng nhạc… là cách giúp bạn tôn giọng hát của chính mình đấy.

Chọn bài tủ

Hãy nghe đi nghe lại bài hát bạn chọn làm “bài tủ” nhiều lần. Nghe và lẩm nhẩm hát theo cũng là cách giúp bạn quen với giai điệu, với âm vực bài hát. Kinh nghiệm của mình là, nếu bạn thuộc bài hát đó, bạn sẽ hát tự tin hơn. Sau khi chọn được bài tủ thì phải luyện nhiều đặc biệt những chỗ vào nhạc. Nói chung những người hát kém thường có thói quen vào chậm nhạc và cứ ê a chậm nhạc cả bài, phải biết nghe nhịp nếu vào chậm thì phải bỏ cách từ mà hát tiếp cho nó chính xác nhạc.

Sự tự tin

Tuy bạn hát không hay nhưng bạn thích hát và hát là cách bạn hòa hợp với bạn bè. Sự tự tin sẽ giúp bạn “lấn át” được sự mất bình tĩnh và cảm giác hụt hơi trong khi đang thể hiện mình. Không cần bắt chước theo ca sĩ cái kiểu luyến láy, phiêu linh vì mình không biết luyến chỉ thể hiện được cái phô của mình thôi chứ không thể hiện được cái gì cả. Hãy tự tin là bạn.

Tập luyện giọng

Tập lấy hơi thật sâu và nhớ là phải hít sâu vào trong phần bụng và phổi cho thật căng, sau đó đẩy hơi ra qua đường miệng làm sao cho nó kêu xì xì như lốp xe bị thủng hơi ấy, càng xì được lâu càng tốt. Luyện thật nhiều vào bạn sẽ có hệ thống hơi tốt thì sẽ hát hay và đúng nốt. Tự luyện ở nhà, nghe ca sĩ hát –> tắt nhạc –> hát chay, bịt 1 tai lại, tại kia nghe giọng mình –> hát xong, bật lại nhạc nghe ca sĩ –> hát đè vào ca sĩ, bịt 1 tai lại, tai kia nghe giọng thật của mình. Cứ thế, khi nào thấy 2 giọng hát gần quyện vào nhau là được.

Đúng nhịp điệu

Đi hát thì quan trọng là bắt được nhịp. Để bắt được nhịp thì phải hát nhiều và tự tin. Bước 1 cũng là 1 cách bắt nhịp tốt. Đây cũng là một trong những cách hát karaoke hay. Giữ họng và các cơ ở cổ thư giãn ngay cả khi bạn hát ở nốt cao hoặc nốt thấp. Một số ca sĩ vươn cao cổ khi hát nốt cao và lại cúi mặt xuống khi hát nốt thấp. Dần dần, nó không chỉ làm căng cơ thanh quản mà còn hạn chế âm vực của bạn.

Chọn đúng dòng nhạc

Mọi người thường nghĩ là giọng nữ cao hơn giọng nam, nhưng thật ra là giọng nam cao hơn giọng nữ, giọng nữ do trong hơn giọng nam nên mọi người thường lầm tưởng là cao hơn. Hát chứ không phải gào, cứ hát vừa sức mình. Riêng phần hát để thể hiện với bạn gái thì phải có một tuyệt chiêu sau: Chọn 1 bài mình hát tốt nhất rồi cho 1 người không biết hát để hát nửa đầu rồi mình hát nửa sau, cái này tự nhiên nó làm nền cho mình. Mình hát dù có thường thường thì cũng cảm giác hay hơn

Giữ gìn dây thanh quản

Uống nhiều nước, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Nếu bạn đã lỡ sử dụng rồi thì hãy từ bỏ. Hút thuốc gia tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng, hít khói thuốc hay hút thuốc thụ động cũng làm sưng tấy dây thanh quản.Khi hát karaoke, dây thanh quản của bạn hoạt động liên tục và quá mức vì thế lượng nước đầy đủ sẽ giúp nó luôn luôn nhẹ nhàng.

Những thực phẩm chứa nhiều nước sẽ giúp bạn tránh bị khô cổ rất tốt như táo, lê, dưa hấu, nho… đó là lý do vì sao các quán karaoke thường phục vụ những loại trái cây này. Đừng hắng giọng nhiều quá. Khi bạn hắng giọng, bạn đã xô đẩy các dây thanh quản vào nhau. Nhiều lần như vậy sẽ làm chúng tổn thương và khiến bạn bị khản giọng. Lúc đó hãy nhấp một ngụm nước hoặc nuốt khan thay vì hắng giọng.

Hãy nghỉ ngơi đôi chút khi tham gia hát karaoke, đặc biệt vào những lúc bạn phải sử dụng nhiều. Không lạm dụng hay phá giọng, tránh gào thét, và không nên nói to trong phòng hát karaoke. Nếu họng bạn khô hay giọng bạn bị khàn, nên nghỉ nói. Giọng khàn là dấu hiệu cảnh báo dây thanh quản của bạn đang hoạt động quá mức.

Với các bí quyết trên tôi tin tưởng bạn sẽ biết cách hát karaoke hay hơn và tự tin tỏa sáng trong các cuộc vui sôi động của mình.

Có thể bạn quan tâm



Địa chỉ các Showroom