Sử Dụng Ampli Va Loa Hat Karaoke Hợp Lý Để Tăng Tuổi Thọ Sản Phẩm
- Khám Phá Âm Thanh Của Loa Karaoke Gia Đình JBL RM 10 II
- [Giải Pháp] Micro Shure U820 - Giải pháp cho dòng sản phẩm micro không dây giá rẻ chất lượng
- Hướng Dẫn Cách Kết Nối Loa Karaoke Với Cục Đẩy Công Suất
Bạn đang sở hữu dàn ampli va loa hat karaoke, nhưng không biết sử dụng như thế nào để đảm bảo dàn máy hoạt động tốt, nâng cao tuổi thọ sản phẩm. Dưới đây là một số lưu ý mà Âm Thanh Việt Nam.vn chia sẻ để bạn tham khảo trong quá trình sử dụng các thiết bị karaoke tại gia cũng như các điểm kinh doanh karaoke.
sử dụng phù hợp ampli va loa hat karaoke cho dàn âm thanh karaoke gia đình
1. Không để công suất của ampli nhỏ hơn công suất của loa là cách sử dụng ampli và loa hát karaoke phù hợp nhất
Nhiều khách hàng thường chủ quan trong việc lựa chọn, gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng âm thanh cũng như tuổi thọ của ampli va loa hat karaoke, nhẹ thì âm thanh bị méo khi phát ra từ loa, nặng hơn là cháy loa. Khi ampli có công suất không đủ trong việc tải loa, tín hiệu của ampli gửi đến loa thường xuyên xuất hiện trạng thái clipping (bị xén đỉnh), màng loa co dãn không tốt gây hiện tượng méo tiếng, cứ dãn ra và không co lại, lâu ngày cone loa sẽ nóng và có thể cháy.
Nên chọn ampli có công suất tối thiểu bằng công suất RMS của loa (trên cùng 1 mức trở kháng). Nếu công suất ampli lớn hơn nhiều so với công suất của loa, trong lúc hoạt động bạn phải điều chỉnh âm lượng theo công suất của loa để loa không bị cháy.
2. Tổng trở kháng của ampli và loa hát karaoke phải phù hợp với nhau
Không nên để ampli của bạn tải quá nhiều loa karaoke, trừ khi ampli của bạn có công suất lớn và trở kháng nhỏ. Trở kháng của hệ thống ampli va loa hat karaoke phải phù hợp với nhau.
► Trở kháng trong kết nối nối tiếp là:
Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +... + R(n)
► Trở kháng trong kết nối song song là:
1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R(n)
Do đó, khi ghép nối tiếp hoặc song song thì cần xét đến trở kháng, tổng trở kháng của loa phải phù hợp với trở kháng ra của ampli. Ví dụ: đối với ampli karaoke có thể tải được 4 ohm đến 16 ohm, điều đó có nghĩa là bạn có thể đấu nối để cho tổng trở của loa nằm trong khoảng 4 ohm đến 16 ohm (với điều kiện công suất ampli lớn hơn tổng công suất của loa).
Lưu ý: Không nên ghép các cặp ampli va loa hat karaoke có trở kháng khác nhau.
3. Đấu nối cẩn thận, tách bạch, tránh làm ngắn mạch
Bạn nên cẩn thận khi đấu nối các thiết bị với nhau, đặc biệt việc rút ra cắm vào các giắc loa. Nếu đấu nối không cẩn thận để hai đầu giắc loa chạm vào nhau trong khi ampli karaoke gia đình đang hoạt động thì sẽ tạo nên hiện tượng đoản mạch và ngay lập tức sẽ làm hỏng ampli (nếu không có mạch bảo vệ trong ampli) ngoài ra tia lửa điện có thể gây ra cháy nổ.
Sử dụng các dây dẫn đảm bảo chất lượng, chuyên dùng trong âm thanh (không sử dụng các loại dây điện dân dụng để đấu nối, ảnh hưởng chất lượng âm thanh), các tiếp xúc phải đảm bảo chắc chắn, hạn chế chiều dài của dây loa (đi dây vừa đủ, không nên để dây quá dài, mức trở kháng trên dây sẽ tăng cao làm suy hao tín hiệu). Khi đấu nối dây loa, nếu không sử dụng các jack đấu nối chuyên dụng thì nên chuốt dây có độ dài vừa phải, không quá ngắn (giảm tiếp xúc) cũng không quá dài, tránh trường hợp các mối dây thừa tiếp xúc (chạm) vào vỏ thiết bị loa hay ampli. Các tiếp xúc trên các cực của ampli va loa hat karaoke phải đảm bảo tiếp xúc trực tiếp lên phần kim loại, tránh đè lên phần vỏ bọc làm giảm tiếp xúc.
4. Mở/tắt ampli và loa hát karaoke đúng cách
- Mở các thiết bị: Các thiết bị đã được kết nối sẵn
► Bước 1: Volume ampli phải về Min trước khi bật công tắc nguồn
► Bước 2: Bật công tắc nguồn cho các thiết bị đã kết nối sẵn
► Bước 3: Cho chạy (Play) nguồn phát (CD, đầu karaoke ...)
► Bước 4: Vặn nhẹ (tăng dần) volume Music của mixer, ampli, volume sub (nếu có), volume mic (nếu hát karaoke) khi vừa đủ nghe thì dừng lại.
- Tắt các thiết bị
► Bước 1: Trước tiên là dừng các nguồn phát
► Bước 2: Vặn volume của mixer (nếu có), ampli, sub... , thiết bị khuyếch đại về Min
► Bước 3: Tắt công tác nguồn tất cả các thiết bị
► Bước 4: Tắt hoặc rút các ổ cắm điện
ampli va loa hat karaoke gia đình đem lại cảm giác thư giãn mỗi tối cho gia đình
5. Không để bộ ampli và loa hát karaoke hoạt động trong môi trường quá nóng
Bộ dàn âm thanh sẽ nóng lên quá mức khi ampli va loa hat karaoke bị xếp chồng lên nhau hoặc đặt trong tủ kính bị đóng kín.
+ Các thiết bị chồng lên nhau sẽ bịt kín các lỗ tản nhiệt của một số thiết bị nằm dưới, làm giảm tuổi thọ. Vì vậy, các thiết bị chồng lên phải nhau phải có chân để tạo khe hở thoát khí.
+ Các thiết bị đặt trong các tủ kính đóng kín: Điều này làm cho nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình vận hành máy không thoát ra ngoài được và môi trường làm việc của nó sẽ trở nên nóng hơn mức cho phép của nhà sản xuất. Bạn nên đặt thiết bị tỏa ra nhiều nhiệt lượng ở trên cùng của giá đặt thiết bị và trong một không gian thông thoáng, có thể bổ sung thêm quạt gió để làm mát cho các thiết bị.
6. Chú ý tác động của ánh sáng tới hệ thống ampli và loa hát karaoke
Ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng đèn neon là nhân tố có thể làm phân huỷ gân ampli va loa hat karaoke. Nếu ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào màng loa sẽ khiến màng loa đổi màu và sẽ nhanh hỏng hơn. Tốt nhất bạn nên sử dụng ê căng (lưới che loa) che màng loa để bảo vệ loa tốt hơn, hiện nay hầu hết các hãng sản xuất loa đều thiết kế các loa có ê căng đi kèm.
7. Tránh sử dụng ampli và loa hát karaoke trong môi trường ẩm ướt
Trong môi trường ẩm ướt, hơi nước tích tụ sẽ bám lên bề mặt của các mạch điện dễ gây ra hiện tượng chập, phá hỏng một số linh kiện của ampli va loa hat karaoke. Vì vậy, bạn không nên để bộ dàn hoạt động trong môi trường này, nếu thiết bị bị ẩm ướt hãy dùng máy sấy sấy khô bề mặt sản phẩm.
8. Bảo quản, vệ sinh ampli và loa hát karaoke không để bụi bẩn
Bụi bẩn được coi là kẻ thù của ampli va loa hat karaoke cũng như các thiết bị điện tử, trong quá trình sử dụng, bụi bẩn và các vật nhỏ có thể bám lên bề mặt mạch điện ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, làm giảm tính truyền dẫn của nó. Do vậy, bạn nên thường xuyên lau chùi, vệ sinh bên ngoài các thiết bị, tránh để các thiết bị gần các nơi hay phát sinh bụi, có thể sử dụng các tấm vải mỏng phủ lên các thiết bị khi không sử dụng để hạn chế bụi (lưu ý: khi sử dụng phải bỏ các tấm vải này ra để thoát nhiệt). Trường hợp nếu thấy bụi bám nhiều trên các bo mạch bên trong nên mang sản phẩm đến Trung tâm bảo hành để các Kỹ thuật viên hỗ trợ vệ sinh các bo mạch, không nên tự ý mở thiết bị để vệ sinh bên trong.
Sau khi không sử dụng nữa, hãy tắt các thiết bị theo như hướng dẫn của nhà sản xuất, đồng thời che chắn để bảo quản ampli va loa hat karaoke tốt hơn.
Những chia sẻ trên đây của Âm Thanh Việt Nam.vn hy vọng sẽ giúp cho các bạn bảo quản được dàn ampli va loa hat karaoke cho dàn âm thanh gia đình. Chúc các bạn thành công !
Bài viết liên quan:
>> Nên Hay Không Lắp Loa Sub Cho Dàn Karaoke
>> [Review] Đầu Mini Karaoke Wifi KM2 – Nhỏ Mà Có Võ
Tag: Kiến thức dây loa, dây điện, nguồn điện dùng cho âm thanh chuyên nghiệp, lựa chọn dây loa tốt phù hợp, Đầu Vina KTV V6++ đầu karaoke màn hình cảm ứng hiện đại sang trọng, Chính sách vận chuyển, Những lợi ích của việc hát karaoke mỗi ngày, Triển lãm âm thanh tiền tỷ ở Sài Gòn, Tôi cảm thấy vui khi giúp mẹ tôi hết buồn với dàn karaoke gia đình, Khắc phục đĩa xước dễ làm hiểu quả cao, Dịch vụ tư vấn, cung cấp, lắp đặt âm thanh hội trường tại Âm Thanh Việt Nam, Sự phát triển của Karaoke online, Dòng loa BMB CSE sắp có mặt tại Việt Nam,