0987.833.140 (7h30 - 21h30)

Tư Vấn Lắp Ráp Dàn Karaoke Gia Đình Và Dàn Karaoke Kinh Doanh


Tư Vấn Lắp Ráp Dàn Karaoke Gia Đình Và Dàn Karaoke Kinh Doanh

Để có một dàn karaoke hát tại gia hoặc dàn karaoke chuyên nghiệp cho kinh doanh, công việc của bạn không chỉ là sắm dàn karaoke xịn về ráp đại, ráp thí, thế là hay, mà cách lắp đặt các thiết bị hợp lý, đúng kỹ thuật, cách bố trí các thiết bị trong phòng hát phù hợp cũng tạo nên môt dàn âm thanh với chất lượng vượt trội. Và để hiểu thêm chi tiết về cách lắp đặt sao cho tiêu chuẩn, hợp lý, vidia mời các bạn cùng theo dõi ở bài viết sau nhé


1/ Bố trí loa

Bố trí loa cho dàn karaoke chuẩn

Bố trí loa cho dàn karaoke chuẩn


– Loa có nhiều loại từ kiểu dáng, công suất, ..,và có trở kháng 4 ohm, 6 ohm, 8 ohm nên ta phải chọn tổng trở ohm của loa & ampli cho hợp lý. nên chi ta nên chọn ampli có trở kháng từ 4 ohm đến 8 ohm.
– Loa nên mắc cao 2m tính từ sàn nhà đến đáy loa, khoảng cách giữa 2 loa là từ 2m đến 2,5m, loa hơi nghiêng xuống dưới 15 độ cực của loa phải đấu đúng cực loa của ampli ( nếu sai âm thanh nghe không có bass ), loa cần được chú ý nhiều vì đây là thiết bị quan trọng củadàn karaoke gia đình
– Khi lắp một hệ thống karaoke ( micro, ampli, loa, sub) thì ta phải tiếp đất cho hệ thống nhằm tránh bị giật hoặc bị ù.
– Nếu ta mắc thêm loa sub điện thì ta nên để loa sub dưới sàn nhà, đặt giữa hai loa, loa sub có 2 đường lấy tín hiệu.
– Hai là lấy tín hiệu từ trạm loa trên ampli mắc vào cọc Input của loa sub ( theo kinh nghiệm thực tiễn ta nên chọn đường này ). khi chọn đường này sẽ cho tiếng bass tròn và đúng theo tín hiệu nhạc. ta điều chỉnh phân tần của sub từ 80Hz-100Hz. cân chỉnh Vol cho hợp lý để chống bị ù khi có micro đặt gần loa sub.
Nhiều người dùng thắc mắc tại sao dàn karaoke gia đình nhà mình hát không hay bằng ở ngoài. Điều này cũng dể hiểu, bởi tiệm karaoke sử dụng bộ dàn Karaoke lắp ghép từ các thành phần khác nhau để cho ra bộ Dàn âm thanh Karaoke hay nhất. Trong thi công thiết kế phòng hát,đối với phòng có diện tích từ 20m2 trở xuống, người mua chỉ nên sắm loa có công suất từ 100-120W/ loa là vừa đủ công suất. Với việc lựa chọn và sử dụng dàn karaoke gia đình gia re trong những lúc họp mặt là nhu cầu rất lớn và rất bình thường trong điều kiện sống ngày nay của đại đa số bộ phận gia đình Việt Nam. Bộ phận quan trọng nhất của dàn karaoke gia đình phải nhắc đến đó là đầu karaoke. Dàn karaoke gia đình, kinh doanh, chuyên nghiệp về bản chất không khác nhau các bạn hình dung và có thể coi là một. Bạn đang băn khoăn không biết cách lắp đặt, thi công cũng như cách căn chỉnh dàn karaoke gia đình, dàn karaoke kinh doanh sao cho hay nhất cũng như tận dụng tối đa các công năng mà dàn karaoke bạn đã mua.
2/Bố trí amply karaoke và đầu karaoke

Bố trí amply karaoke và đầu karaoke

- Ampli + đầu karaoke đặt trên kệ, càng thoáng càng tốt và tiện cho việc sử dụng, vận hành máy không che đậy kín gây hiện tượng ampli tự kích do nóng và dễ gây hư hỏng.

- Đấu dây loa vào vị trí xuất loa của ampli ( Lưu ý dây cắm phải gọn gàng không để các cực chạm vào nhau làm hỏng ampli tức thì) + cắm dây tín hiệu ( line out ) của đầu karaoke xuống Line In của ampli karaoke.

- Đấu dây tín hiệu từ Line Out của ampli đến Line In của loa Subwoofer (nếu loa là sub điện).

- Cắm micro vào vị trí Micro1 hoặc 2 tùy bạn.

- Đưa vị trí volume muzich + volume tổng của ampli về 0.

- Các chiết áp còn lại đưa về vị trí giữa(Norman).

- Bật công tắc nguồn ampli và đầu karaoke _ Sau khi đầu karaoke chạy ta đưa dần vị trí của 2 volume.

3/Chỉnh lại dàn âm thanh cho âm thanh được chuẩn

Chỉnh lại dàn âm thanh cho âm thanh được chuẩn

Khi hệ thống bộ dàn karaoke kết nối xong. trước khi mở điện ta nên vặn nhỏ Vol của micro, Vol của music và Vol của master. sau đó ta điều chỉnh như sau:

B 1: cắm micro vào lổ cắm, tắt đường Echo tổng ta điều chỉnh đường của micro đó ( nhớ để vị trí nút Echo ở giữa hay còn gọi 12 giờ theo như kim đồng hồ).
B 2: ta cân chỉnh các nút Low, Mid, Hi trên đường line đó đến khi nào ta thấy hài lòng nhất.
B3: Mở đường Echo tổng lên ( từ 10 giờ đến 12 giờ ). Để nút Low và Hi ở mức giữa 12 giờ. Nhưng quan trọng nhất là chỉnh nút RPT và DLY.
Theo kinh nghiệm thì những người hát nhạc chưa chuyên nghiệp thì nên để hai nút RPT & DLY ở mức 11h.
Còn những người biết hát ta nên chỉnh nút DLY nằm trong khoảng 11giờ đến 1giờ để cho số lần lặp lại nhanh hơn 1 tý. Cố gắng nghe tiếng lặp lại từ 1 đến 6 lần là hết.
B 4: Phối hợp tiếng Micro và tiếng nhạc. Tiếng nhạc ta điều chỉnh chỉ bằng 70% của tiếng micro.
B 5: Muốn điều chỉnh lớn nhỏ sau khi đã điều chỉnh xong thì ta mở bên hệ thống Matser tổng.
Thứ III: Những chú ý thêm khi điều chỉnh:
Khi hát ta thấy giọng hát bị nặng ta tăng nút Mid của đường lên, ta vặn từ từ, nếu tăng nhiều hoặc đột ngột sẽ gây ra hú làm cháy loa.
Nếu ta muốn tiếng hát nhuyễn và xịt xịt thì ta tăng một chút ở nút Hi trên đường Micro và đường Echo tổng.
Nếu nghe tiếng hát không dày ta tăng nhẹ nhàng nút Echo trên đường Mic và nút Low trên đường Echo tổng.
Xin lưu ý 1 số điểm sau:
Khi ta tăng những nút trên ta phải vặn từ từ và nhẹ nhàng để tránh bị hú làm hư loa.
Nếu hệ thống bị hú hướng xử lý nhanh nhất là ta giảm một chút nút Vol trên đường Micro. Hoặc nút echo và nút trên đường micro.
Micro không tốt cũng một phần làm cho âm thanh hú. Micro rẻ tiển hát nhẹ nhưng tiếng không thật và dễ bị hú.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các các bạn tham khảo.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc các bạn có thể gọi vào Hotline tư vấn của vidia để được tư vấn thêm: 0987.833.140

Có thể bạn quan tâm



Địa chỉ các Showroom