0987.833.140 (7h30 - 21h30)

Kinh Nghiệm Lựa Chọn Ampli Tốt Cho Bộ Dàn Hát Karaoke


Chắc chắn rằng ai cũng muốn mua cho mình một sản phẩm âm thanh, dàn amply karaoke chất lượng tốt cho dàn karaoke chuẩn của mình, tuy nhiên để lựa chọn được sản phẩm ưng ý không phải là điều dễ dàng.Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại amply, từ hàng mới cho đến hàng cũ, đa dạng mẫu mã, kiểu dáng. Người dùng đôi khi hoang mang không biết nên lựa ampli như thế nào là tốt cho dàn karaoke của mình. Và nếu như bạn đang gặp những khó khăn về lựa chọn ampli thì dưới đây là những tiêu chí cho bạn tham khảo.


1/ Xem xét hình thức bên ngoài

 Xem xét hình thức bên ngoài ampli

 Xem xét hình thức bên ngoài ampli


Kiểm tra kỹ amply có bị trầy xước nhiều hay không. Vì nó có thể sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh nhưng sẽ không được hấp dẫn về hình thức. Bên cạnh đó, bạn kiểm tra các nút vặn có được đều tay, có chặt chẽ hay không. Các đầu rắc cắm có tín hiệu mòn chưa. Bạn cũng nên lật đáy amply lên xem. Nếu thấy tấm tôn ở đáy đã ố màu và không còn bóng sáng hoặc lem nhem thì có thể đó là amply đã bị tháo lắp nhiều lần.

2/Hình thức bên trong

 Xem xét hình thức bên trong ampli

 Xem xét hình thức bên trong ampli

Theo tư vấn mua dàn karaoke gia đình, khi nhìn vào một amply cho dàn karaoke chuyên nghiệp, bạn sẽ thấy được chữ in màu nhũ vàng trên thân tụ. Các mạch in cần phải sáng bóng, không bị ố rỉ hoặc xỉn màu. Các linh kiện như tụ trở, con sò phải còn nguyên bản. Bộ sò công suất có tác động khá nhiều đến chất âm và công suất của amply nên bạn cần kiểm tra kỹ. Các vết hàn “zin” ở chân sò thường tròn, có độ bóng vừa phải, có thể có một ít nhựa hàn lem ra xung quanh. Lưng sò nơi tiếp xúc với cánh tỏa nhiệt bao giờ cũng có một lớp mỡ màu trắng. Nếu sò còn nguyên bản, lớp mỡ này chuyển qua màu hơi vàng, nhẹ và thường hơi khô. Nếu sò đã thay, lớp mỡ thường ướt và trắng trơn.

Một số dấu hiệu khác chú ý như: độ động thiếu, âm thanh bị rối nát khi nhạc lên cao trào, nhịp điệu không linh hoạt… cũng chứng tỏ amply cung cấp dòng điện tín hiệu ra loa không đầy đủ.


3/Chọn ampli hợp với dàn loa karaoke
Các cụ có câu “tiền nào của nấy” chính vì điều đó nên khách hàng cứ nghĩ là sản phẩm càng đắt tiền thì chất lượng càng tốt. Quan niệm đó có phần đúng, nhưng giả sử nếu bạn mua 1 amply cao cấp nhưng bạn có chắc rằng nó thích hợp cùng bộ loa và bộ dàn karaoke gia đình bạn, nó sẽ phản tác dụng và nhất là tác động tới đôi loa kém chất lượng. Ngược lại, nếu các bạn chọn mua 1 đôi loa cao cấp đắt tiền mà lại kết hợp với 1 chiếc amply rẻ tiền thì công suất của hệ thống âm thành nhà bạn sẽ yếu cũng như giảm đi độ động.

Chọn ampli hợp với dàn loa karaoke

Chọn ampli hợp với dàn loa karaoke



Trên thị trường hiện nay, các nhà cung cấp thường quảng cáo các amply với công suất lớn, người tiêu dùng nhầm tưởng rằng công suất càng lớn thì âm thanh càng chất lượng nhưng các bạn nên hiểu rằng amply chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ cho âm thanh tốt, sinh động hơn, còn âm thanh là đi ra từ loa, chính vì vậy để để có được chất lượng âm thanh tốt thì đôi loa của bạn phải tốt, đồng bộ với amply cao cấp kia. Vì thế, amply karaoke công suất chỉ là lượng, âm thanh là chất của amply.

Tuy nhiên, công suất lại là thông số kĩ thuật khá quan trọng để lựa chọn amply. Công suất cần thiết của Amply phụ thuộc đáng kể vào độ nhạy với trở kháng của loa. Độ nhạy của bộ loa xác định mức SPL (sound –pressure level) mà dàn loa sẽ tạo ra nếu được đưa đến nguồn điện đầu vào nhất định.

Vd: thông số cơ bản trên dàn loa là “88db SPL, 1W/1m”. Điều đấy có nghĩa là cặp loa sẽ tạo ra mức SPL là 88 decibel với một W nguồn điện đầu vào nếu được đo lường tại khoảng cách 1m. Dù 88Db là âm lượng nghe vừa đủ, nhưng lưu ý nhiều hơn tới cách mà công suất liên quan tới mức SPL sẽ thấy chúng ta cần nhiều hơn 1 W. Mỗi badb tăng lên của SPL yêu cầu tăng gấp hai lần công suất đầu ra của amply hát karaoke. Vì vậy, nếu đôi loa có độ nhạy 88 dB tại 1W, thì chỉ có thể tạo ra 91 dB với 2W, 94dB với 4W,…Vì lý do đó, để tạo nên với mức đỉnh 109dB, bạn cần chọn lựa amply karaoke có công suất đầu ra khoảng 128W. tình huống dàn loa với độ nhạy 91 dB tại 1W/1m thì chỉ cần một nửa công suất khuếch đại để làm ra cùng âm lượng 109 dB SPL. 1 bộ loa với công suất 94 dB thì chỉ cần công suất 32W. Như thế, các đôi loa có độ nhạy cao hơn sẽ chuyển rất nhiều công cuất của amply karaoke thành âm thanh.

4/Thử sức mạnh của amply

Thử sức mạnh của amply

Thử sức mạnh của amply


Lắng nghe phần trình diễn tiếng bass là cách để kiểm tra độ mạnh của amply. Tiếng bass bị lỏng hoặc bị chậm hay thiếu sức nặng, sức căng thì đồng nghĩa với chiếc amply của bạn yếu. Một chiếc amply có công suất không đủ với loa thì sẽ thông qua tiếng bass yếu.
Một số dấu hiệu chứng tỏ amply cung cấp dòng điện tín hiệu ra loa không đầy đủ như: âm thanh bị nhiễu khi nhạc lên cao trào, độ động thiếu, nhịp điệu không linh hoạt,... Để kiểm tra sức mạnh của amply, đầu tiên bạn hãy nghe thử ở mức âm lượng vừa phải với bản nhạc có dải động rộng (một bản nhạc cổ điển với dàn nhạc lớn hoặc nhạc hòa tấu với các đoạn cao trào có guitar bass đi kèm với tiếng trống lớn). Sau đó bạn hãy tăng volume để biết giới hạn âm lượng của chiếc amply này. Nghe những tiếng trống lớn ở những đĩa nhạc có phần trăm căng mạnh để biết tiếng bass có vỡ không.
Một amply tốt phải thể hiện được sức căng, sự chính xác cũng như tốc độ và chiều sâu khi âm lượng tăng lên. Chỉ cần nghe một lúc, bạn sẽ cảm nhận được khi nào amply bắt đầu xuất hiện vấn đề. Hãy để ý kỹ liệu amply có bị lúng túng quá không hay nó vẫn trình diễn một cách bình tĩnh trong những điểm cao trào của âm thanh.
Để việc kiểm tra chính xác hơn, hãy so sánh âm thanh của amply ở các mức âm lượng cao và thấp. Chú ý âm thanh của các nhạc cụ hơi của bộ đồng xem có bị chói chang khi volume lên cao hay không, và sân khấu âm thanh có bị rối lúc nhạc lên cao trào hay không… Nếu chiếc amply tốt thì khi hoạt động gần hết công suất vẫn phải giữ được những cảm giác về không gian, về chiều sâu, về các tâm điểm âm thanh, mà vẫn thể hiện được một cách hài hòa cũng như êm ái không khí chung của dàn nhạc.
Bạn cũng cần phải quan tâm đến công suất của amply. Công suất đủ sẽ giúp amply làm việc một cách dễ dàng, và âm nhạc sẽ trở nên thú vị hấp dẫn hơn. Các yếu tố như công suất ra theo thiết kế của amply, khả năng cấp dòng điện vào cuộn dây loa, trở kháng loa, độ nhạy, kích cỡ phóng và mức độ lớn nhỏ của âm thanh bạn muốn nghe là những vấn đề về sức mạnh của amply. Những amply khỏe tạo ra cảm giác về độ động, về khả năng làm việc nhẹ nhàng, tự tin hơn những amply yếu.
Bước tiếp theo bạn hãy lắng nghe tiếng treble để đánh giá độ sáng, độ sạn, độ sắc của nó. Nếu bạn cảm thấy dễ chịu khi giảm âm lượng xuống, chứng tỏ tiếng treble của chiếc amply này có vấn đề. Nó quá sáng, quá chói và đã làm cho bạn bị mệt mỏi. Bên cạnh đó, bạn hãy lắng nghe trung âm: tiếng hát, piano, tiếng vĩ cầm… Những âm thanh này nghe phải mượt mà và dịu ngọt. Không được có tiếng sạn, góc cạnh, sắc.
Nếu bạn vẫn chưa thực sự yên tâm thì cách tốt nhất để tìm ra chiếc amply karaoke phù hợp với mỗi người là tham khảo ý kiến của những tay chơi có hiểu biết và có kinh nghiệm, hoặc đọc các bài viết tìm hiểu về audio để mua được amply ưng ý hợp túi tiền và chất lượng.

Xem thêm:

  • Kinh Nghiệm Sắm Dàn Âm Thanh Karaoke Gia Đình Với Chi Phí Tiết Kiệm Nhất
  • Làm Sao Để Mua Dàn Karaoke Hay Giá Tốt

Có thể bạn quan tâm



Địa chỉ các Showroom